Ông Thiện và ông Ác là ai?

Khi ghé thăm chùa, khi đi qua cổng chính, ta sẽ thấy bên phải là tượng một vị rất hiền hòa, được gọi là Ông Thiện trong dân gian, đó là hình ảnh của Ngài Vi Đà Hộ Pháp. Còn bên trái là tượng một vị rất hung ác, được gọi là Ông Ác trong dân gian, đó là hình ảnh Tiêu Diện Đại Sĩ (hoá thân của Bồ Tát Quan Thế Âm).

Sự tích ông Thiện

Theo Lời Phật tìm hiểu, Vi Đà Bồ Tát ban đầu là một thiên thần Thất Kiện Đà trong đạo Bà La Môn, là con trai của thần Hộ pháp Phật giáo Đại Tự Tại Thiên, sau đó trở thành thiên thần Hộ pháp của Phật giáo. Trong tất cả các thiên thần Hộ pháp, Vi Đà được biết đến với tài năng chạy nhanh như bay. Theo truyền thống, sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật mất, chư Thiên thần và các vị Vương đã thảo luận về việc hỏa thiêu di thể và lấy Xá lợi thờ trong tháp. Lúc đó, Đế Thích Thiên cầm bình thất bảo đến chỗ thiêu để lấy Xá lợi vì trước đó Ngài đã được Đức Phật chấp thuận để lấy một chiếc răng đem về để dựng tháp thờ. Tuy nhiên, có quỷ La Sát đã nấp bên cạnh Đế Thích Thiên và lợi dụng lúc Ngài không chú ý để trộm răng Phật. Vi Đà Tôn Thiên đã thấy điều này và đuổi theo, nhanh như tia chớp, trong nháy mắt đã bắt được quỷ La Sát và đưa nó vào ngục, trả lại răng Phật cho Đế Thích Thiên. Vì hành động này, Vi Đà được chư Thiên khen ngợi và được cho là có khả năng xua đuổi tà ma, bảo vệ Phật pháp và bảo vệ linh tháp (stupa) chứa Xá lợi của Phật Tổ. Từ đó, hình ảnh Vi Đà thường được kết hợp với linh tháp chứa Xá lợi, mang ý nghĩa bảo vệ an toàn cho Đức Phật.

Nhìn từ bên ngoài hình ảnh của ông Ác (ở bên trái) và ông Thiện (ở bên phải)
Nhìn từ ngoài vào hình ảnh ông Ác (bên trái) và ông Thiện (bên phải)

Sự tích ông Ác

Tiêu diện đại sĩ là một vị Bồ Tát chuyên giải cứu quỷ yêu, cứu độ chúng sinh. Hóa thân của ngài Bồ Tát Quan Thế Âm mặt trước có hình tượng mang nét đẹp nữ tính, rất từ bi với cành ngọc liễu và bình tĩnh sẵn sàng giúp đỡ người khác. Mặt sau của hóa thân là hình tượng nam, có dáng điệu oai nghiêm, trang phục võ tướng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm lá cờ, tay kia chống gậy, gương mặt đầy uy quyền với 3 cái sừng nhọn ở đầu và trán, hai mắt lồi to trợn ngược dữ tợn, sáng hoắc, cái miệng rộng nhe răng lởm chởm, khạc ra lửa khói, đặc biệt là chiếc lưỡi cong dài xuống tới ngực. Chiếc lưỡi là biểu tượng của sự quyền uy, đặc trưng nhất của ông Tiêu. Trong thế giới tăm tối của ma quỷ, ông Tiêu hiện diện với gương mặt đáng sợ để đuổi ma quỷ, chúng tránh né ông bằng cách chạy tới nơi có ánh sáng, nơi đó chúng được giải cứu khỏi ác đạo.

Nhiều người tỏ ra băn khoăn vì cho rằng chùa chỉ dạy Phật tử tu hành theo đạo đức tốt, tôn kính các vị thần thiện lành. Vậy tại sao lại thờ các vị thần ác?

Thực tế, bản ý của các Vị Thánh qua hai hình tượng Ông thiện Ông ác, mang một ý nghĩa sâu sắc, cao siêu hơn. Vì lòng từ bi trong tâm trí của nhà Phật luôn muốn mang lại niềm an vui và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, nhưng vì trình độ của họ không giống nhau, các phương tiện cứu độ của các Phật, Bồ Tát cũng khác nhau. Có người sử dụng lời nói êm ái, cử chỉ thân thiện chỉ dạy họ và khiến họ yêu quý và tuân theo. Có người cứng đầu sử dụng lời nói êm ái nhưng họ không nghe, do đó phải có thái độ gần như ác độc mới có thể chuyển họ. Như đã đề cập trước đó, Bồ Tát Quan Thế Âm vì phương tiện cứu độ loài quỷ đói, không để họ tiếp tục gây tội ác ăn thịt người nữa; vì lòng từ bi rộng lớn, Bồ Tát Quan Thế Âm đã phải hiện thân thành loài quỷ đói, đóng vai trò Ông ác, để rồi cuối cùng cảm hóa được loài chúng sanh này.

Tìm hiểu thêm:Cậu Hoàng Cả – Vị Thánh Cậu đầu tiên của Tứ phủ Thánh Cậu


Posted

in

by

Tags:

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *